Tự động hóa: Automated, Automatic hay Autonomous?

Tự động hóa, về chữ nghĩa thì chung như vậy. Nhưng trong kĩ thuật Tây phương chia ra làm 3 cấp độ khác nhau. Tự động nhưng mà tự động đến cỡ nào. Có 3 mức độ gọi là Automatic System, Automated System và Autonomous System.

(Hình chụp từ sách The Army of None.)

Automatic System: là các hệ thống logic giản đơn nhất. Mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra là tuyến tính và tức thì. Một ví dụ đơn giản chính là các hệ thống thermostat điều chỉnh nhiệt độ phòng. Người vận hành cài đặt nhiệt độ mong muốn, đếu nhiệt độ phòng thấp hơn nhiệt độ cài đặt thì bật sưởi, cao hơn thì tắt. Chỉ đơn giản Bật/Tắt như vậy cũng đã là tự động rồi đấy. Hệ thống vận hành dựa theo ngưỡng (Threshold-based) mà mình cài đặt cho nó.

Automated System: Phức tạp hơn với hệ thống nhiều đầu vào và nhiều đầu ra cũng như việc “ra quyết định” phụ thuộc vào nhiều biến số khác nhau. Các hệ thống này được con người lập trình, viết các chương trình sẵn rồi, nghĩa là, dù phức tạp thì việc tự động “ra quyết định” này đã nằm trong các kịch bản của chương trình và hành vi của hệ thống là có thể dự đoán được. Hệ thống vận hành theo Rule-based.

Autonomous System: Phức tạp nhất, người ta nói đến các hệ thống sử dụng trí tuệ nhân tạo để ra quyết định. Ở đây, con người không lập trình trước rule, mà chỉ đưa ra mục tiêu (goal) cho hệ thống. hệ thống sẽ tự tìm cách thực hiện (how) mục tiêu. Xe tự lái là một ví dụ, chúng tự thu nhận thông tin qua các cảm biến để điều chỉnh tốc độ, thực hiện các hành vi đảm bảo đưa hành khách đến điểm đến an toàn. Các hệ thống trí tuệ nhân tạo bây giờ cũng như vậy, nó tự tìm ra các thuật toán để giải các vấn đề mà con người thậm chí cũng không biết làm thế nào. Chính vì khả năng thông minh như vậy, Autonomous là vấn đề tranh cãi, đặc biệt liên quan các quyết định về con người, về đạo đức, kiểu như lỡ nó chống lại con người thì sao.

Note từ sách The Army of None…

Jul 2022

About JAP AUTOMATION BLOG

The more we share, the more we get
This entry was posted in Tổng hợp. Bookmark the permalink.

Comment

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s