OEE (Overall Equipment Efficiencies – Hiệu suất tổng thể thiết bị) là một chỉ số quan trọng chỉ thị hiệu quả sản xuất của nhà máy. OEE càng cao nghĩa là hiệu quả sản xuất càng cao và chi phí sản xuất càng thấp. Chỉ cần tăng OEE thêm 1% của nhà máy sản xuất 50 triệu USD/năm với OEE hiện tại 50% thì nhà máy đã có thể tạo ra thêm 1 triệu USD một năm rồi.
OEE được tính thế nào?
OEE (%) = Avalaibility (%) x Performance (%) x Quality (%)
Trong đó:
- Availability (%) = Running Time/Available Time: Available Time của máy là tổng thời gian ca làm việc trừ đi thời gian dự kiến cho bảo trì, dừng máy theo kế hoạch. Availability (%) cho biết thời gian thực tế máy chạy so với Available time. Ở đây, nếu máy dừng sự cố càng lâu thì Availablity (%) càng thấp. Trường hợp lý tưởng là máy chạy 100% Available Time (suốt ca không dừng phút nào).
- Performance (%): Cái này liên quan đến tốc độ của máy (ví dụ như sản phẩm trên phút). Lý tưởng là 100% tốc độ như quy định của nhà máy hoặc theo như công suất thiết kế.
- Quality (%): Tỉ lệ thành phẩm so với phế phẩm. Lý tưởng là 100%, máy sản xuất ra không lỗi sản phẩm nào.

Như vậy trong điều kiện lý tưởng thì OEE có thể đến 100%. Nhưng thực tế thì rất khó mà đạt được OEE cao như vậy. Các công ty đẳng cấp thế giới OEE trung bình cũng ở ngưỡng 85% mà thôi (OEE 85% tương đương với Availability 90%, Performance 95% và Quality 99%)
6 tồn thất lớn (6 big losses)
Chỉ số tổng OEE cho ta biết mình đang ở đâu so với các công ty ‘world-class’. Nhưng OEE là tổng hợp của nhiều thành phần. Do vậy cần phải phân tích sâu hơn các nhân tố ảnh hưởng đến OEE thì mới có thể tìm nguyên nhân và cải thiện OEE được. Người ta hay nói đến 6 tổn thất lớn, cũng rút ra từ 3 thành phần của OEE trong công thức trên.
Tổn thất về Availability (Downtime):
- Máy bị lỗi phải dừng sự cố
- Thời gian cân chỉnh, cài đặt máy, Changover
Tổn thất về Performance (Tốc độ)
- Máy ở trạng thái chờ
- Máy phải chạy dưới tốc độ tiêu chuẩn
Tổn thất về Quality (phế phẩm)
- Sản phẩm bị lỗi do quá trình gia công của máy
- Sản phẩm trong quá trình chạy thử, khởi động
Đo lường OEE tự động
Để đo lường OEE, các nhà máy có nhiều giải pháp khác nhau từ thủ công cho đến ứng dụng phần mềm tự động hóa. Việc ứng dụng các phần mềm (như Factorytalk Metrics) ngày càng phổ biến trong các nhà máy. Việc thu thập dữ liệu tự động sẽ giúp thông tin được khách quan, kịp thời, giảm chi phí và đồng thời giúp nhà máy tích hợp với các hệ thống phần mềm sản xuất khác (như MES).
Giáp Văn Vỹ
Oct – 2021