[MES] Bài 1: MES là gì?

MES,viết tắt của ‘Manufacturing Execution System’, hay được dịch là hệ thống quản lý sản xuất hay hệ thống điều hành sản xuất. Nhưng cụ thể MES là gì thì lại có nhiều cách hiểu khác nhau gây ít nhiều bối rồi. Nếu bạn đem câu hỏi này hỏi hai người khác nhau thì hai câu trả lời nhận được cũng khác nhau. Cũng dễ hiểu, bởi MES là một thuật ngữ rộng. Mỗi ngành sản xuất khác nhau thì yêu cầu về ‘execution’ cũng khác nhau. Trong bài viết này, ta đi sơ lược về nơi MES bắt đầu.

MESA-11

MES ra đời những năm 1990, trong bối cảnh việc quản lý, điều hành sản xuất ngày càng trở nên phức tạp, với các ứng dụng máy tính được đưa vào các công ty (tại Mỹ). Hiệp hội các công ty sản xuất (MESA)ra đời, đưa ra các hướng dẫn về hệ thống quản lý sản xuất, theo các khu vực chức năng. Đến năm 1996 thì MESA hoàn thiện mô hình (MESA Model) chính thức về MES gồm 11 chức năng, gọi là mô hình MESA-11. 11 chức năng này như sau:

  1. Operations/Detailed Sequencing
  2. Dispatching production units
  3. Product tracking and genealogy
  4. Labour Management
  5. Quality Management
  6. Maintenance Management
  7. Resource allocation and status
  8. Document control
  9. Performance Analysis
  10. Process Management
  11. Data Collection and Acquisition

Mô hình MESA-11 được phổ biến rộng rãi trong nhiều năm,giúp việc chuẩn hóa hiểu biết về MES cũng như đơn giản hóa sự phối hợp giữa nhà cung cấp giải pháp MES và người sử dụng (ít ra cũng chung ngôn ngữ với nhau). Như vậy, theo MESA-11 thì MES chính là 11 chức năng trên.

MESA-11 dần bộc lộ những khiếm khuyết của nó theo thời gian. Dễ thấy, 11 chức năng trên chỉ gói gọn trong phạm vi nhà máy hay nhà xưởng sản xuất. Trong khi nhu cầu quản trị sản xuất ngày càng phức tạp hơn và nhiều công nghệ mới xuất hiện. MESA-11 cũng thay đổi để hoàn thiện thêm vai trò của nó.

C-MES

Nhu cầu tương tác giữa khu vực sản xuất và khu vực kinh doanh trong doanh nghiệp ngày càng tăng, đòi hỏi MES không chỉ giới hạn các chức năng trong nhà máy mà còn phải giao tiếp với các hệ thống quản trị khác của doanh nghiệp để tăng hiệu quả quản trị. Năm 2004, MESA thêm một số chức năng giao tiếp mới vào mô hình MES, gọi là C-MES (C = Collaborative). Các chức năng mới bổ sung gồm:

  1. Supply focused Systems (procurement SCP)
  2. Customer focused systems (CRM)
  3. Financial focused systems (ERP)
  4. Product focused systems (CAD/CAM, PLM)
  5. Logistics systems (TMS, WMS)
  6. Controls (PLC, DCS)
  7. Compliance systems (DOO Management, ISO, EH&S)

Mô hình C-MES được sử dụng đến hiện tại và luôn được hoàn thiện theo thời gian.

Hình từ internet (MESA)

MESA định nghĩa MES theo các nhóm chức năng. Một hệ thống được coi là MES khi có đầy đủ các chức năng cốt lõi của MES hoặc là kết hợp giữa các chức năng này. với C-MES, MES là một tầng trung gian giữa tự động hóa nhà máy và hệ thống quản trị doanh nghiệp. Nó cũng được xem như là Hub thông tin sản xuất của doanh nghiệp.

ISA 95

Nếu như MESA định nghĩa MES theo chức năng thì ISA (International Society of Automation, hiệp hội các nhà cung cấp thiết bị, hệ thống tự động hóa (Mỹ), lại định nghĩa MES theo kiến trúc thông tin. Mô hình nổi tiếng mà hội này đưa ra là ISA-95 (được phát triển từ năm 1995).

Hình từ Internet

Theo mô hình ISA-95 thì MES nằm ở tầng 3, nằm giữa Control và ERP. Việc định nghĩa theo kiến trúc thông tin có lý do của nó. Ở đây, ISA muốn nhấn mạnh việc giao tiếp giữa các tầng với nhau, đặc biệt giữa MES và ERP. Việc giao tiếp thông tin hiệu quả, liền mạch giữa các bộ phận đóng vai trò then chốt trong việc giảm sai sót, giảm chi phí và tăng hiệu quả sản xuất.

Tóm lại, MES có lịch sử phát triển với nhiều định nghĩa khác nhau theo MESA hay ISA (hoặc các tổ chứ khác nữa). MES đóng vai trò xương sống trong sản xuất tương tự như ERP trong quản trị doanh nghiệp. Ngoài vai trò chủ đạo là điều hành sản xuất, MES còn cần có khả năng tương tác, tích hợp với các hệ thống quả trị khác trong doanh nghiệp. Các chức năng của MES cũng luôn được cập nhật theo nhu cầu từ sản xuất cũng như sự tiến hóa của công nghệ.

Giáp Văn Vỹ

Sep-2021

About JAP AUTOMATION BLOG

The more we share, the more we get
This entry was posted in DX/MES/IIoT. Bookmark the permalink.

Comment

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s