Công việc nào cho tương lai?

Tháng 10, năm 2020, diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum – WEF) xuất bản một báo cáo dài về công việc tương lai (The Future of Jobs Report 2020). Báo cáo là kết quả nghiên cứu, khảo sát từ 26 nền kinh tế, 15 ngành công nghiệp khác nhau, cung cấp một lượng thông tin sâu về sự thay đổi trong các ngành, các công việc mà thế giới chúng ta sẽ tiến tới. Bài viết này sẽ điểm qua một số thông tin nổi bật từ báo cáo này

Ảnh hưởng của Covid

Covid thúc đẩy các công ty tăng tốc trong việc thay đổi môi trường làm việc, nếu như trước đây là lựa chọn, thì bây giờ là bắt buộc. Trong đó có thể kể đến việc làm việc từ xa, tăng tốc chuyển đổi số, và tăng tốc ứng dụng công nghệ tự động hóa. Không phải doanh nghiệp nào cũng đã sẵn sàng với cuộc đua này, nhưng để tồn tại, không còn lựa chọn nào khác. Có thể nói, Covid tạo ra đột phá kép (double discruption) trong việc ứng dụng công nghệ ở tất cả các lĩnh vực.

Tự động hóa ngày càng cao

Sự tham gia của máy móc tự động vào việc tạo ra của cải vật chất ngày càng cao. Nếu như năm 2020, lao động trực tiếp (của con người) chiếm gần 70% thì năm 2025 giảm xuống còn khoảng 50%, trong khi máy móc tự động sẽ tăng phần đóng góp của mình từ 30% lên 50%. Như vậy, rất nhiều công việc sẽ được thay thế bởi máy móc, robot, phần mềm. Nếu đang làm trong lĩnh vực công nghiệp, chúng ta đang thấy điều này diễn ra hàng ngày hàng giờ. Các công việc bị thay thế không phải chỉ là các công việc tay chân đơn thuần (vd, bốc xếp, lắp ráp…) mà còn cả các công việc ‘trí óc’ như nhập liệu, kế toán… (sẽ thay bởi các phần mềm).

Top 10 kĩ năng cần thiết cho 2025

Như danh sách dưới đây là 10 kĩ năng quan trọng, đặc biệt cần từ 2025 trở đi. Kĩ năng phân tích, giải quyết vấn đề, sáng tạo và sử dụng công nghệ là những cái thiết yếu. Quan trọng không kém là kĩ năng học cái mới (active learning & learning strategies). Rất nhiều công việc trong tương lai chưa tồn tại bây giờ, cho nên kĩ năng học là cực kì quan trọng. Có thể bạn đang tự hỏi, trường học của chúng ta đang dạy gì trong 10 kĩ năng này

Những cánh cửa mở ra

Nói rằng robot sẽ cạnh tranh công việc với con người, như ô tô ra đời cạnh tranh với xe ngựa, thì có vẻ tiêu cực và bế tắc. Thực ra, các công việc được tạo ra trong tương lai lớn hơn nhiều so với số lượng công việc bị thay thế. Các công việc có nhu cầu tuyển dụng cao trong tương lai phần lớn liên quan đến ứng dụng công nghệ, dữ liệu, trí tuệ nhân tạo… trong khi số lượng các công việc bị giảm ở các lĩnh vực như nhập liệu, kế toán, kiểm kê, công nhân nhà máy…

Tái đào tạo kĩ năng

Câu hỏi lớn là làm sao tái đào tạo lực lượng lao động dư thừa trong các ngành đang suy giảm nhu cầu? Vì việc chuyển đổi ngành nghề mới cần các kĩ năng mới mà nếu lực lượng lao động hiện tại chưa có các kĩ năng này thì sẽ như thế nào? Và chỉnh bản thân người lao động sẽ phải chuẩn bị gì trước những thay đổi đang đến ngay ngưỡng cửa. Mặc dù ngày càng nhiều doanh nghiệp có các chương trình tái đào tạo lực lượng lao động của mình, nhằm tối đa hóa hiệu quả sản xuất, tuy nhiên hiệu quả cũng còn là câu hỏi. Đây không chỉ vấn đề của các doanh nghiệp, mà có trách nhiệm của nhà nước trong việc hoạch định chiến lược giáo dục đào tạo cho tương lai.

Tóm lại, trong vài năm tới thôi, bối cảnh việc làm, công việc sẽ thay đổi rất nhiều. Sẽ có nhiều công việc mới chưa từng tồn tại bây giờ xuất hiện trong khi cũng nhiều công việc sẽ biến mất do không còn cần thiết hoặc không còn nhu cầu. Covid thúc đẩy tốc độ thay đổi, ứng dụng công nghệ nhanh hơn và theo đó bối cảnh trên sẽ diễn ra sớm hơn. Việc chuẩn bị các kĩ năng mới là rất quan trọng, trong khi việc tái đào tạo cũng là một yếu tố quan trọng để duy trì năng suất. Hãy luôn là Active Learner để cập nhật cho mình những kĩ năng mới.

Ghi chú:

Các hình ảnh lấy từ WEF. Link báo cáo chi tiết: WEF_Future_of_Jobs_2020.pdf (weforum.org)

Giáp Văn Vỹ

About JAP AUTOMATION BLOG

The more we share, the more we get
This entry was posted in Tổng hợp. Bookmark the permalink.

Comment

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s